Khủng hoảng Lãnh đạo xảy ra khi mọi người ngừng tin tưởng những người lãnh đạo họ. Nó xảy ra thường xuyên ngày nay và là cơ sở của sự bất ổn ở nhiều tổ chức và quốc gia.
Khủng hoảng Lãnh đạo xảy ra khi cá nhân phụ trách một nhóm không còn quyền hạn nữa hoặc người đó liên tục bị nghi ngờ và chất vấn. Nói cách khác, các hướng dẫn mà người Lãnh đạo đưa ra không được tuân thủ. Đó thường là do các thành viên không chú ý đến họ hoặc vì các hướng dẫn mà họ đưa ra gây tranh cãi.
Thật không may, đây là một tình huống thực sự phổ biến trong thế giới ngày nay. Ngay cả Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đã đề cập đến vấn đề này trong những năm gần đây. Trên thực tế, khủng hoảng Lãnh đạo đã được xác định ở các công ty khác nhau, không chỉ vì người lao động không tin tưởng người quản lý của họ mà người quản lý cũng không tin tưởng người lao động.
Những tác động của Khủng hoảng Lãnh đạo là vô cùng tiêu cực. Đầu tiên, và rõ ràng nhất, là cản trở việc đạt được các mục tiêu của một nhóm hoặc một tổ chức. Ngoài ra, một bầu không khí có khuynh hướng xung đột được tạo ra và khả năng xảy ra sai sót hoặc sơ suất sẽ tăng lên. Vì vậy, năng suất lao động sẽ bị suy giảm.
“Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác để họ biết mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và đảm đương nhiều vai trò hơn, bạn chính là một nhà Lãnh đạo.” -John Quincy Adams-
Dấu hiệu của khủng hoảng về khả năng Lãnh đạo là gì?
Đôi khi, khủng hoảng Lãnh đạo là điều hiển nhiên. Nó xảy ra khi một nhóm công khai bỏ qua hoặc từ chối làm theo các hướng dẫn của người Lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đó là một tình huống ngầm chỉ được phát hiện bởi một số dấu hiệu và tín hiệu nhất định mà chúng ta phải học cách nhận biết.
Một số dấu hiệu như sau:
– Các phản biện: Những người là thành viên của nhóm hoặc tổ chức thường xuyên nhận xét hoặc phê bình những sai lầm của người Lãnh đạo của họ.
– Khoảng cách: Không có cuộc trò chuyện không khoảng cách giữa người Lãnh đạo với nhóm của họ. Hơn nữa, các tương tác thì ngắn gọn và giới hạn nghiêm ngặt đối với các khía cạnh cụ thể của công việc hoặc nhiệm vụ.
– Những xích mích và xung đột: Bất đồng thường xuyên nảy sinh, đặc biệt là liên quan đến các quyết định của Lãnh đạo. Hơn nữa, chúng không được giải quyết một cách hài hòa mà thường được “giải quyết” bằng một số kiểu áp đặt.
– Độc tài: Một nhà Lãnh đạo độc đoán là một nhà Lãnh đạo đang gặp khủng hoảng. Khi một cá nhân có quyền lực thực sự vượt trội so với nhóm mà họ lãnh đạo, họ không cần phải khẳng định quyền lực của mình để thực thi các quyết định của họ.
Hậu quả của khủng hoảng lãnh đạo là gì?
Hậu quả thông thường của khủng hoảng Lãnh đạo là sự đình trệ trên diện rộng. Sự quan tâm của người lao động đối với hiệu suất của họ bắt đầu giảm xuống. Trên thực tế, họ thường chỉ làm những gì thực sự cần thiết. Họ không có mong muốn cải thiện và sức ì chiếm ưu thế.
Hơn nữa, thái độ tiêu cực đối với công việc của nhóm bắt đầu gia tăng. Sự phàn nàn trở nên thường xuyên, cùng với sự thờ ơ kèm với mong muốn mình không còn là một phần của nhóm hoặc tổ chức. Điều này không chỉ xảy ra ở các công ty mà còn ở các quốc gia.
Tóm lại, tất cả đều tạo ra sự bất ổn định. Mọi người rời khỏi hoặc tách biệt nhóm. Ở các công ty, nó dẫn đến sự luân chuyển nhân sự lớn, và ở các quốc gia, sẽ là những cuộc di cư hoặc biểu tình liên tục. Không có gì ngạc nhiên khi không ai thắng trong những tình huống này.
Sự bất ổn là một trong những hậu quả chính của khủng hoảng Lãnh đạo.
Cách vượt qua khủng hoảng lãnh đạo?
Khi đối mặt với khủng hoảng Lãnh đạo, điều quan trọng nhất là phải nhận ra rằng nó đang tồn tại. Dù người Lãnh đạo có thể cảm thấy rằng họ đã hoàn thành công việc của mình rất tốt, thì họ phải chú ý đến các sự việc, sự kiện cụ thể chứ không phải nhận thức của riêng họ. Nếu họ thừa nhận rằng có một cuộc khủng hoảng, họ có thể vượt qua nó.
Một số giải pháp vượt qua cơn khủng hoảng Lãnh đạo:
– Công nhận giá trị và nỗ lực của nhóm: Người Lãnh đạo nên tập trung vào những đức tính và thành tích của các thành viên trong nhóm và nói chuyện với họ về chúng. Điều này sẽ giúp thay đổi thái độ của họ.
– Chấp nhận sai lầm: Họ nên thực hiện một bài tập tự phê bình và trình bày kết quả với nhóm. Điều này không làm xấu đi hình ảnh của họ mà còn tạo niềm tin.
– Trao quyền cho các thành viên trong nhóm: Quyền lực phải được chia sẻ. Nó không chỉ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn mà còn thu hút mọi người vào sự thay đổi tích cực.
– Giải quyết xung đột: Họ phải thúc đẩy những cuộc đối thoại chân thành và dân chủ để phát hiện những xung đột hiện có và khắc phục chúng dựa trên giao tiếp và thỏa thuận.
– Thúc đẩy và đa dạng các hình thức đối thoại: Sự khác biệt đang được làm phong phú thêm. Trên thực tế, sự khuyến khích thể hiện ý kiến khác nhau, sự lắng nghe và học hỏi từ những người khác là một số khía cạnh xác định một nhà Lãnh đạo thực sự.
Khủng hoảng Lãnh đạo bắt đầu được khắc phục khi người lãnh đạo thay đổi cách tiếp cận và thái độ của họ. Rốt cuộc, những khủng hoảng này xuất hiện là do mối liên kết bị đứt gãy giữa nhóm với các Lãnh đạo của mình. Bất kể làm việc gì cũng phải tập trung vào việc sửa chữa vết đứt gãy đó.
Sưu tầm & lược dịch bởi Athena I&E