pngegg 4 Tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc là quá trình làm mới doanh nghiệp một cách toàn diện, từ thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại bộ máy đến văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh nhằm phát triển hơn nữa.

Tái cấu trúc thường chỉ được thực hiện khi đà phát triển của doanh nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn là bắt buộc phải làm để tồn tại tránh bị phá sản. Thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp tái cấu trúc trong hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh nghiệp chuyển mình nhưng về mặt khách quan cho thấy nhiều doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn thậm chí rơi vào thất bại.

Liên hệ với chúng tôi

Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cơ cấu là việc các nhà quản trị doanh nghiệp xác định nên thay đổi sản phẩm như thế nào, hướng đến đối tượng tiêu dùng (khách hàng) nào và sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất hoặc tổ chức hệ thống quản trị doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp.

Tái cơ cấu (tái cấu trúc) hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó. Ở nghĩa lớn hơn có thể là tái cấu trúc nền kinh tế, hẹp hơn và là phạm vi chúng ta quan tâm: Tái cấu trúc doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi
corporate-restructuring-strategies-valentiam

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách pháp luật của Nhà nước có nhiều thay đổi dẫn tới môi trường pháp lý kinh doanh có nhiều thay đổi dẫn tới nhiều doanh nghiệp đặt ra vấn đề thực hiện tái cơ cấu để vượt qua các biến cố khó khăn và tiếp tục phát triển. Thế nhưng, rất ít doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo đúng nghĩa và đạt được kết quả mong đợi.

01

Doanh nghiệp chưa đề xuất chiến lược tái cơ cấu dựa trên phân tích sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh (quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) với cấu trúc hiện hữu để xác định mục tiêu dài hạn cho tái cơ cấu. Thay vào đó, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện tái cơ cấu bằng những kế hoạch ngắn hạn nhằm vào các giải pháp như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự.

Việc tái cơ cấu chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu (trên các khía cạnh khách hàng mục tiêu, thay đổi sản phẩm, công nghệ) mà tiến hành trước các biện pháp thứ yếu như sắp xếp tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao, thoái vốn. Nói cách khác, chiến lược tái cơ cấu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo quy trình ngược là hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu tái cơ cấu

02

03

Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cũng là một hành động không cần thiết trong thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Bởi vì hoạt động tiết kiệm chi phí là hoạt động thường xuyên trong công tác điều hành, không phải đợi đến lúc tái cơ cấu doanh nghiệp mới thực hiện. Hơn nữa, lúc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không chú trọng đến sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước mà đặt trọng tâm vào hành động này sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện thoái vốn một cách máy móc, thoái vốn ngay cả với dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn bị bắt buộc thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bán nhiều công ty con, dự án với giá rẻ.

04

05

Nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Hành động này không phù hợp với việc thực hiện chiến lược tái cơ cấu, bởi vì điều cơ bản nhất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức phân phối mới cho phù hợp với xu hương tiêu dùng mới. Do vậy việc nghĩ đến các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, chứ không phải tìm cách bảo thu hồi vốn, giữ vốn.

CÁC BƯỚC TRONG CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Bước 1

Dự báo xu hướng thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh thông qua việc thăm dò, khảo sát đánh giá thị trường để nhận định xu hướng thay đổi trên các khía cạnh về chính sách pháp luật của Nhà nước, nhưng nhu cầu về sản phẩm, công nghệ sản xuất và phương thức phân phối mới.

Bước 2

Mô tả cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp trên các khía cạnh: quy định của pháp luật về loại hình tổ chức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hiện hành và các văn bản luật khác liên quan, tiếp đến là sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.

Bước 3

Phân tích cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp có phù hợp với các chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc theo quy định bắt buộc đối với những loại hình doanh nghiệp cụ thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành để tận dụng cơ hội và tránh né thách thức từ bối cảnh mới của môi trường pháp lý kinh doanh hay không, để từ đó chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.

Bước 4

Từ những khám phá, khảo sát và đánh giá những khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu, xác định mục tiêu tái cơ cấu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu, định hướng thay đổi sản phẩm, và định hướng thay đổi công nghệ.

Bước 5

Lên phương án, lộ trình và xác định giải pháp, chương trình, dự án để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu trên các khía cạnh: Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình), Đầu tư công nghệ; cải tiến phương thức phân phối, và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp (thoái vốn), chuyển nhượng, chia tách hoặc sát nhập doanh nghiệp.

Bước 6

Để đảm bảo các giải pháp tái cơ cấu được thực hiện thành công, doanh nghiệp cần có một bộ phận luật sư kinh tế tham mưu; cố vấn về các chính sách pháp luật của Nhà nước và đưa ra các dự báo về sự thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh; sau đó là chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu như nguồn vốn, huy động nhân lực phù hợp cho mục tiêu tái cơ cấu, thiết lập mạng lưới quan hệ với các đối tác phù hợp.

CHUYÊN MỤC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP