Quy trình quản trị hiệu suất luôn cần gắn với yếu tố phản hồi, đánh giá. Khi nhà quản lý tiến hành phản hồi, đánh giá thì mới có thêm căn cứ chính xác để ghi nhận những kết quả, hiệu suất công việc của nhân viên. Bạn có thể tham khảo sử dụng bộ câu hỏi sau để phản hồi, đánh giá hiệu suất nhân viên của mình:
- Mục tiêu ban đầu có thực tế, phù hợp không?
- Mục tiêu có phù hợp, liên kết được với mục tiêu của công ty không?
- Nhân viên có đạt được kinh nghiệm hoặc kỹ năng hữu ích không?
- Nhân viên đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào? (không đạt / đạt / xuất sắc)
- Công ty có sự hỗ trợ phù hợp để giúp nhân viên đạt được mục tiêu không?
- Các mục tiêu trong thời gian tới có thể điều chỉnh theo hướng nào để gia tăng thành công, hiệu quả công việc?
- Những khía cạnh công việc nào có thể sắp xếp hợp lý hay cải thiện thêm?
Việc nhà quản lý tiến hành phản hồi, đánh giá sẽ giúp nhân viên hoàn thiện công việc với hiệu suất tốt hơn. Bạn cũng nên xem xét gắn việc phản hồi, đánh giá với phần thưởng xứng đáng dành cho nhân viên. Việc nhân viên nỗ lực cao độ để đạt hiệu suất công việc tốt nhưng không được công ty ghi nhận, trao thưởng sẽ khiến nhân viên suy giảm động lực trong các công việc tiếp theo.
Việc trao thưởng cần được tiến hành công bằng, minh bạch, rõ ràng. Khi nhân viên cảm thấy họ nỗ lực và sẽ được thưởng xứng đáng thì văn hóa làm việc, động lực làm việc của công ty bạn sẽ được cải thiện tốt lên. Mặt khác, những nhân viên chưa đạt được hiệu suất công việc tốt có thể nhìn vào những thành viên xuất sắc khác để thêm động lực, nỗ lực trong công việc.
Các phần thưởng hiệu suất dành cho nhân viên không nhất là tiền mà còn có thể ở nhiều dạng khác như: kỳ nghỉ dưỡng, voucher chăm sóc sức khỏe, thư cảm ơn, bằng khen, kỷ niệm chương, tiệc vinh danh thậm chí là cả cổ phần công ty…
Ngoài việc khen thưởng thì việc phản hồi nhân viên chưa đạt, kết quả công việc chưa tốt đúng cách (phản hồi không làm mất đi động lực làm việc) cũng quan trọng không kém. Nhà quản lý có thể phản hồi 1:1 với thái độ trung lập, phản hồi đi kèm lắng nghe đề xuất hướng giải pháp của nhân viên, định hướng cách giải quyết, tháo gỡ vấn đề cũng được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng để ươm mầm, nuôi dưỡng sự nỗ lực, sáng tạo của nhân viên.